Khoa học có thể giúp con người trường sinh bất tử không?
Tác giả: Đoàn TN
Con người sẽ trở nên bất tử khi sử dụng công nghệ gene làm ngăn chặn quá trình lão hóa hoặc tải thông tin trong bộ não lên máy tính bằng công nghệ kỹ thuật số.
Để giành chiến thắng trong trận chiến sinh học chống lại cái chết, chúng ta phải bắt đầu bằng sự hiểu biết về quá trình lão hóa, theo Futurism. Lão hóa xảy ra ở cấp độ tế bào khi chúng phân chia. ADN và các chức năng của tế bào dần bị phá vỡ, làm cơ thể gặp nhiều tổn thương và bệnh tật khác nhau.
Suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học hy vọng rằng telomere, mũ bảo vệ ở cuối nhiễm sắc thể, có thể là chìa khóa để ngăn chặn lão hóa. Phần mũ bảo vệ telomere ngắn hơn sau mỗi lần ADN sao chép. Cuối cùng, nó không còn khả năng bảo vệ ADN tránh khỏi các tổn thương và đột biến, khiến con người già đi. Ở người trẻ tuổi, telomere dài từ 8.000 - 10.000 phân tử hữu cơ, hay nucleotide.
Theo nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford, Mỹ, quá trình làm tăng chiều dài telomere có thể kéo dài tuổi thọ của con người, mở ra hy vọng mới trong việc chiến đấu với bệnh tật lúc tuổi già. Năm 2015, họ sử dụng công nghệ kéo dài telomere, chuyển đổi thành công tế bào già trên cơ thể người thành tế bào trẻ.
Con người sẽ trở nên bất tử khi tải bộ não lên máy tính. Ảnh: Express.co.uk.
"Giờ đây chúng tôi đã tìm thấy phương pháp kéo dài telomere của con người thêm 1.000 nucleotide, làm quay ngược đồng hồ nội bộ trong các tế bào, tương đương với nhiều năm trong cuộc đời con người", Helen Blau, nhà nghiên cứu của Đại học Stanford, nói.
Helen Blau cho biết, một ngày nào đó phương pháp này có thể tác động đến tế bào gốc ở cơ bắp của bệnh nhân mắc bệnh teo cơ Duchenne bằng cách kéo dài telomere của họ. Ngoài ra, nó cũng áp dụng để điều trị tình trạng lão hóa, như bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Hiện nay, nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới vẫn đang tích cực nghiên cứu các cơ chế kéo dài và cắt telomere trong tế bào, nhằm tìm cách sửa đổi chúng không quá dài và không quá ngắn. Ngoài ra, công cụ chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9 đã có nhiều bước tiến nhảy vọt, cho phép các nhà khoa học làm thay đổi gene mục tiêu trong tế bào sống để chữa bệnh, qua đó kéo dài tuổi thọ của con người.
Theo Express, công nghệ transhumanism (cải lão hoàn đồng) trong tương lai có thể giúp con người tồn tại ở bên ngoài cơ thể vật lý. Công nghệ này giúp chuyển đổi tâm trí con người thành dữ liệu kỹ thuật số để tải lên một máy tính cấu hình cao, giúp chúng ta sống bất tử trong thế giới ảo. Ray Kurzweil, giám đốc kỹ thuật của Google, tin rằng transhumanism sẽ trở thành hiện thực vào năm 2045.
Tuy nhiên, để viễn cảnh trên trở thành hiện thực, con người phải vượt qua những trở ngại rất lớn về kỹ thuật và nhận thức. Não người chứa hàng nghìn tỷ kết nối với khoảng 86 tỷ tế bào nơron thần kinh. Để xây dựng tâm thức kỹ thuật số, chúng ta cần bản đồ hóa những kết nối trong não. Với tốc độ phát triển hiện nay của máy tính và công nghệ hình ảnh, con người có thể làm điều này trong vài thập kỷ tới.
- Giá trị tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong hoạch định và thực thi đường lối đối ngoại của Việt Nam
- Sinh viên phải có tư duy phản biện
- Trung thành với tôn chỉ mục đích đề ra game cá cược hay cho tiệc cuối năm phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo
- Đôi điều suy nghĩ về triết lý phát triển của game cá cược hay cho tiệc cuối năm
- Chất lượng GD ĐH phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp đào tạo!
- Introductory Editorial
- Khám phá mới đã làm khuấy lên tranh luận về nguồn gốc của sự sống trên Trái đất
- Năm 2016 kỳ diệu và phi thường hơn bạn tưởng rất nhiều, đây là 20 sự kiện chứng minh điều đó
- Những hiện tượng thiên văn kỳ thú không nên bỏ lỡ trong tháng 3/2017
- Làm thế nào các nhà khoa học ở Trái Đất lại có thể liên lạc, gửi và nhận tín hiệu từ vũ trụ?
- Lò phản ứng nghiên cứu trên thế giới
- Phát hiện bảy ngoại hành tinh có sự sống
- Nasa tiết lộ hình ảnh trái tim của sao hỏa
- Con người đã sống ở Tây Tạng cách đây ít nhất 7.400 năm
- Căn phòng hỗ trợ sạc không dây cho 10 thiết bị cùng lúc
- 7 công nghệ siêu hiện đại sẽ thành hiện thực vào năm 2030
- Những nguyên tắc đạo đức trong giảng dạy đại học